Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2010

Led Sign Quảng Cáo




ĐIỆN TỬ I


U : hiệu điện thế hay điện áp thường được dùng khi so sánh điện thế giữa hai điểm, hoặc nói về điện thế của một điểm khi lấy điểm kia là mốc có điện thế bằng 0.
I : dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. đại lượng đặc trưng cho dòng điện là cường độ dòng điện
R : Điện trởđại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của một vật thể dẫn điện.
ÑÒNH LUAÄT OHM:



Định luật Ohm nói rằng cường độ dòng điện chạy qua một điện trở tuân theo:
I = \frac{U}{R}

U : là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đo bằng vôn (V).
I : là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đo bằng ampe (A).
R : là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng Ohm (Ω).

R = \frac {U}{I}         I = \frac{U}{R}                  ó                          ó       U = I R









1.     Điện trở mắc nối tiếp


Điện trở mắc nối tiếp
Các điện trở mắc nối tiếp có giá trị tương đương bằng tổng các điện trở thành phần cộng lại.
Rtd = R1 + R2 + R3
Dòng điện chạy qua các điện trở mắc nối tiếp có giá trị bằng nhau và bằng = ( U1 / R1) = ( U2 / R2) = ( U3 / R3 )
Từ công thức trên ta thấy rằng, sụt áp trên các điện trở mắc nối tiếp tỷ lệ thuận với giá trị của điện trở. Cách tính giá trị điện trở ngược so với tụ điện.







2.     Điện trở mắc song song

                                        Điện trở mắc song song
Các điện trở mắc song song có giá trị tương đương Rtd được tính bởi công thức
(1 / Rtd) = (1 / R1) + (1 / R2) + (1 / R3)
Nếu mạch chỉ có 2 điện trở song song thì
Rtd = R1.R2 / ( R1 + R2)
Dòng điện chạy qua các điện trở mắc song song tỷ lệ nghịch với giá trị điện trở.
I1 = ( U / R1) , I2 = ( U / R2) , I3 =( U / R3 )
Điện áp trên các điện trở mắc song song luôn bằng nhau, điểm này cũng ngược so với cách mắc của tụ điện.







3. Điện trở mắc hỗn hợp
                                            Điện trở mắc hỗn hợp
Tính điện trở tương đương ở cách mắc hỗn hợp được tính theo kiểu gộp các nhóm song song thành một điện trở nối tiếp. Chẳng hạn với mạch điện mắc hỗn hợp ở hình trên
Rtd = (R1.R2)/(R1+R2) + R3
Công xuất của điện trở.

Khi mắc điện trở vào một đoạn mạch, bản thân điện trở tiêu thụ một công xuất P tính được theo công thức
   P = U . I      
·        Theo công thức trên ta thấy, công xuất tiêu thụ của điện trở phụ thuộc vào dòng điện đi qua điện trở hoặc phụ thuộc vào điện áp trên hai đầu điện trở.
·        Công xuất tiêu thụ của điện trở là hoàn toàn tính được trước khi lắp điện trở vào mạch.
·        Nếu đem một điện trở có công xuất danh định nhỏ hơn công xuất nó sẽ tiêu thụ thì điện trở sẽ bị cháy.
·        Thông thường người ta lắp điện trở vào mạch có công xuất danh định > = 2 lần công xuất mà nó sẽ tiêu thụ.





Led:

Led có điện áp(U) hoạt động khác nhau, led đỏ khoảng 2V, vàng & xanh lá khoảng 2,5V, led xanh dương & trắng khoảng 2,8V. Dòng điện khi led cháy sáng khoảng 10 mA - 30 mA (tương đối an tòan). Nguồn 12V thì tính toán, đấu nối tiếp LED lại và dùng điện trở hạn dòng theo công thức:

R = ( Ucc – Uled ) / I  led

 R (ohm)
 Ucc : 12V
 U led : là điện áp tổng cộng của những led mắc nối tiếp nhau (V)
 I led  (20 mA  =  0.02 A)

 























Transistor:

Transistor là một linh kiện bán dẫn thường được sử dụng như một thiết bị khuyếch đại hoặc một khóa điện tử
Khái niệm :Tranzito được tạo thành từ hai chất bán dẫn điện. Khi ghép một bán dẫn điện âm nằm giữa hai bán dẫn điện dương ta được một PNP tranzito. Khi ghép một bán dẫn điện dương nằm giữa hai bán dẩn điện âm ta được một NPN tranzito.
Mỗi tranzito đều có ba cực:
1.     B : Cực nền (base)
2.     C : Cực thu (collector)
3.     E : Cực phát (emitter)
Để phân biệt PNP hay NPN tranzito ta căn cứ vào ký hiệu linh kiện dựa vào mũi tên trên đầu phát. Nếu mũi tên hướng ra thì tranzito là NPN, và nếu mũi tên hướng vô thì tranzito đó là PNP.
Transistor Nhật bản : thường ký hiệu là A..., B..., C..., D... Ví dụ A1015, B562, C1815, D468 trong đó các Transistor ký hiệu là A và B là Transistor thuận PNP còn ký hiệu là C và D là Transistor ngược NPN. các Transistor A và C thường có công xuất nhỏ và tần số làm việc cao còn các Transistor B và D thường có công xuất lớn và tần số làm việc thấp hơn.
Transistor do Mỹ sản xuất. thường ký hiệu là 2N... ví dụ 2N3055, 2N4073 vv...
                 C1815, D468 , TIP122                                A1015, B562 , TIP127
                  

Hoạt Đông Của Transistor:

Ngay khi dòng IB xuất hiện lập tức cũng có dòng IC chạy qua mối CE làm bóng đèn phát sáng, và dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB

Như vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB và phụ thuộc theo một công thức .

Ic = hFE*Ib  

Trong đó:
IC : là dòng chạy qua mối CE
IB : là dòng chạy qua mối BE
hFE : là hệ số khuyếch đại của Transistor

Theo datasheet của TIP122 hệ số khuếch đại dòng điện hFE  khi Ic đạt giá trị maximum (5A) = 1000.       ( ~ 500 LED  )

Quan hệ giữa các dòng điện Ic, Ib của transistor là:
Ic = hFE*Ib  
ó  Ib=Ic / hFE   Ib = 5000(mA)/1000 = 5 (mA) => R=1K

ULN2803(500mA ~ 50 LED)


IC 7805 : IC ổn áp 5V


Nếu nguồn điện có sự cố đột ngột: điện áp tăng cao thì mạch điện vẫn hoạt động ổn định nhờ có IC 7805 vẫn giữ được điện áp ở ngõ ra OUT 5V không đổ







Vi điều khiển 89C51,52:

Vđk 89C51 là một máy tính được tích hợp trên một chíp, nó thường được sử dụng để điều khiển các thiết bị điện tử.

























    BỘ NHỚ DỮ LIỆU                    CÁC THANH GHI ĐẶC BIỆT


 

MỨC 1                :+5V

MỨC 0                : 0V

Số Decimal           : Số thập phân (cơ số 10)       0 => 9

Số Binary            : Số nhị phân (cơ số 2)           0 => 1

Số Hex                 : Số thập lục phân (cơ số 16) 0 => F







MÔ TẢ LỆNH:

SETB Set bit bằng 1     VD: SETB P0.0  ( P0.0 = 5V) 

CLR bit: Xóa bit bằng 0   VD: CLR P0.0  ( P0.0 = 0V)

 

MOV  byte-đích , byte-nguồn : di chuyển nội dung toán hạng nguồn                đến toán hạng đích.   VD : MOV P0,#00000001B ( P0 = 00000001 )

CALL   chuong_trinh_con : gọi chương trình con.

 

DJNZ  byte , nhay : giảm và nhảy nếu khác 0    
VD: NHAY_1:  DJNZ R7,NHAY_1

CJNE  byte_1 ,byte_2 , nhay : So sánh và nhảy nếu không bằng
(byte_1 là thanh ghi A ,Rn ,  byte_ram , # giá trị )
 VD: CJNE A, #24,nhay

RET : Trở về từ chương trình con

END : Kết thúc chương trình

 

EQU :(viết tắt của Equal) dùng khai báo tên biến (tên hằng)
VD : GIO EQU 30H , PHUT EQU 31H , GIAY EQU 32H

BIT : dùng khai báo tên bit   VD: DEN_1 BIT P0.0




VD: BẬT LED 1 LED SÁNG MỨC 1 ( 5V )



LAP:

SETB   P2.3  ; đưa p2.3 lên 5V

JMP     LAP   ; nhảy đến LAP

END











VD: BẬT LED 1 LED SÁNG MỨC 0 ( 0V )

LAP:

CLR     P2.3 ;Đưa p2.3 xuống 0V

JMP     LAP

END



VD: Tắt DEN_1 - Trễ 1s -  Tắt DEN_2 - Trễ 1s -  Tắt DEN_3 Trễ 1s -  Tắt DEN_4 - Trễ 1s -  bật DEN_1 - Trễ 1s -  bật DEN_2 Trễ 1s -  bật DEN_3 Trễ 1s -  bật DEN_4  -  Trễ 1s

DEN_1  EQU  P2.6  ; khai báo DEN_1 = P2.6
DEN_2  EQU  P2.7  ; khai báo DEN_2 = P2.7
DEN_3  EQU  P3.0
DEN_4  EQU  P3.1
;--------------
LAP:
            CLR   DEN_1  ;Tắt DEN_1
            CALL TRE       ;Gọi chương trình con trễ
            CLR   DEN_2
            CALL TRE
            CLR   DEN_3
            CALL TRE
            CLR   DEN_4
            CALL TRE
;---------
            SETB DEN_1
            CALL TRE
            SETB DEN_2
            CALL TRE
            SETB DEN_3
            CALL TRE
SETB DEN_4
CALL TRE
JMP LAP
;-----chương trình con trễ-----
TRE:
            MOV  R5,#5
    N3:   MOV  R6,#200
    N2:   MOV  R7,#200
    N1:   DJNZ  R7,N1
            DJNZ  R6,N2
            DJNZ  R5,N3
RET
END






VD: Tắt DEN_1 & DEN_2 - Trễ 1s -  Tắt DEN_3 & DEN_4 - Trễ 1s - bật DEN_1 & DEN_2 - Trễ 1s -  bật DEN_3 & DEN_4 - Trễ 1s

DEN_1 EQU P2.6
DEN_2 EQU P2.7
DEN_3 EQU P3.0
DEN_4 EQU P3.1
;--------------
LAP:
CLR DEN_1
CLR DEN_2
CALL TRE
CLR DEN_3
CLR DEN_4
CALL TRE
SETB DEN_1
SETB DEN_2
CALL TRE
SETB DEN_3
SETB DEN_4
CALL TRE
JMP LAP
;---------
TRE:
    MOV R5,#5
N3: MOV R6,#200
N2: MOV R7,#200
N1: DJNZ R7,N1
    DJNZ R6,N2
    DJNZ R5,N3
RET
END



Bài tập:
Bài tập 1:lập trình cho nhiều đèn chớp tắt.
Bài tập 2:lập trình cho từng đèn chạy qua lại.
Bài tập 3:lập trình cho đèn chạy so le.
Bài tập 4:lập trình cho đèn chạy chạy giao nhau
Bài tập 5:lập trình cho đèn chạy chạy xếp chồng
Bài tập 6:lập trình cho viền chạy thuận & chạy ngược

Lập trình nâng cao:

Bài tập 1: lập trình nhiều đèn sáng dần và mờ dần
Bài tập 2: lập trình nhiều đèn sáng dần và viền mờ dần và ngược lại.
Bài tập 3: lập trình cho led 3 màu (hoặc 3 led  xanh lá,xanh dương ,đỏ ) pha màu bằng cách cho từng màu sáng dần và mờ dần.
Bài tập 4: lập trình cho led 3 màu (hoặc 3 led  xanh lá,xanh dương ,đỏ ) pha màu bằng cách cho hai màu sáng dần và mờ dần.
Phần nâng cao:Mở rộng chân bằng thanh ghi dịch 74HC595
Hoạt động 74HC595:

Q0 to Q7 15, 1 - 7 dữ liệu ra song song
GND 8 ground (0 V)
Q7’ 9 dữ liệu ra nối tiếp
MR 10master reset(hoạt động mức thấp)
SH_CP 11 xung clock ghi dịch
ST_CP 12 xung clock nạp lên thanh ghi
OE 13 cấm ngõ ra(hoạt động mứcthấp)
DS 14 dữ liệu vào nối tiếp
- cho dữ liệu vào nối tiếp vào chân DS theo từng xung clock của chân11.
- khi chua có xung clock ở chân 12 thì ở ngõ ra có giá trị không thay đổi. khi có xung thì nó mang giá trị tám bit cuối cùng của chuỗi dữ liệu mới đưa ra ngõ ra.
chân 9 dùng để mở rộng ra các con 74595 phía sau
chân 10 dùng để reset lai


MÔ TẢ LỆNH:

rlc a :Quay tr ái thanh ch ứa cùng với cờ nhớ

;--------------------------
ic74hc595:
        mov r7,#8
    nhan_1:
        rlc a
        mov p2.1,C
          setb p2.0
        clr p2.0
    djnz r7,nhan_1
ret
;-----------------------







Vd: bật 2 đèn sáng bằng ic mở rộng

lap:
;----------ic_1----------
mov a,#11000000b
call ic74hc595
;-------------------------
setb p2.2
clr p2.2
call tre
;-------------------------
jmp lap
;----chuong trinh con----
ic74hc595:
          mov r7,#8
    nhan_1:
          rlc a
          mov p2.1,c
          setb p2.0
          clr p2.0
    djnz r7,nhan_1
ret
;----chuong trinh tre----
tre:
 mov r1,#5
d3:mov r2,#200
d2:mov r3,#200
d1:djnz r3,d1
   djnz r2,d2
   djnz r1,d3
ret
;-------------------------  
End

Lập trình nâng cao:

1/ Mở rộng nhiều ic74hc595



llsoundandlightll@gmail.com 0906715077 - 0956180088

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu trữ Blog